GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU BÀI CHÒI Ở KHÁNH HÒA

15-11-2023

Mô tả: Ra đời trong thập niên 30 của thế kỷ 20 (tính từ Bài Chòi từ đất lên giàn - diễn trên sân khấu), rồi trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, nhưng phải đến đầu năm 1956, nhờ phương hướng nghệ thuật của Đảng và sự quan tâm của Nhà nước, kịch hát Bài Chòi mới có điều kiện phát triển đúng hướng và nhanh chóng trở thành một loại hình sân khấu dân tộc. Với sự ra đời của Đoàn Ca kịch Liên khu 5 tại thủ đô Hà Nội, một loạt vở diễn đã được dàn dựng từ năm 1956 đến năm 1974 như: Lòng son sắt (1956), Thoại Khanh Châu Tuấn (1957), Tiếng sấm Tây Nguyên (1958), Đội kịch chim Chèo bẻo (1962), Quê hương dậy sóng (1965), Ngàn thu vọng mãi (1970), Tiếng hát rừng dừa (1971), Quang Trung đại phá quân Thanh (1971), Người mẹ trẻ, Tấm phà, Lá cờ (1972), Đô đốc Bùi Thị Xuân, Thái hậu Dương Vân Nga (1973) v.v... và sau ngày đất nước thống nhất, các đoàn sân khấu Bài Chòi như: Đoàn Ca kịch Giải phóng khu Trung - Trung Bộ (đoàn Dân ca Khánh Hòa hiện nay), Đoàn ca kịch Bình Định, Đoàn ca kịch Quảng Nam - Đà Nẵng, Đoàn ca kịch Thuận Hải với hàng trăm vở diễn sân khấu đã được các đoàn này liên tục dàn dựng. Ngoài các làn điệu Bài Chòi như: Xuân Nữ (cũ, mới), Xàng Xê (lụy, dựng) Cổ Bản, Hồ Quảng, thì việc đưa những điệu dân ca Nam Trung Bộ như Lý, Hò, Vè và những bài bản do các nhạc sĩ sáng tác (lấy chất liệu từ dân ca Nam Trung Bộ) vào vở diễn, đến nay, kịch hát Bài Chòi đã trải qua nhiều bước nâng cao, thể nghiệm, và dĩ nhiên, kịch hát Bài Chòi đã lần lượt ra mắt khán giả trong cả nước với đầy đủ yếu tố của một loại hình kịch hát dân tộc hiện đại.

Số trang: 5

Tác Giả: ANH NGUYỄN

Năm xuất bản 2015

Vui lòng đăng nhập để có thể xem nội dung này

Đăng nhập